HORENSO – Phương Pháp Làm Việc Nhóm Giúp Người Nhật Có Năng Suất Cao Bậc Nhất Thế Giới
HORENSO – Phương Pháp Làm Việc Nhóm Giúp Người Nhật Có Năng Suất Cao Bậc Nhất Thế Giới
Ngày cập nhật: 26-11-2019
Bất cứ tổ chức nào của Nhật cũng tuân thủ thực hiện phương pháp Horenso. Họ chỉ ra rằng chính Horenso là phương pháp ngăn ngừa rủi ro một cách hệ thống nhất và hiệu quả nhất.
Với Horenso, tốt nhất là bạn nên tìm cách giải quyết nhanh nhất nếu có thể các yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp cần thiết, hãy chuyển yêu cầu cho cấp trên hoặc người có trách nhiệm giải quyết trực tiếp.

 

 1. HOKOKU: BÁO CÁO
Trong mô hình của Horenso, đầu tiên bạn phải nhận thức rằng Báo Cáo là một nhiệm vụ. Nếu không nhận được báo cáo, sếp của bạn sẽ không biết công việc bạn làm đang diễn biến như thế nào.
Đừng chờ đến lúc sếp hỏi bạn: “Việc ấy sao rồi?”. Chủ động báo cáo chính là điều sếp thích nhất ở bạn. Nhưng phải báo cáo điều gì? Thời điểm và cách thức báo cáo ra sao?
1.1. Thời điểm báo cáo:
Với những công việc dài hạn, bạn nên báo cáo tiến độ trong quá trình thực hiện công việc. Nếu có thay đổi gì hoặc tìm thấy một phương pháp mới để cải tiến công việc thì cũng phải báo cáo.
 1.2. Phương pháp báo cáo tốt:
• Định kỳ, chính xác, đầy đủ.
• Tin xấu báo trước.
• Văn phong lịch sự, tôn trọng người nhận tin.
• Thông tin báo cáo có tuyển chọn và phân tích.
• Có đưa ra giải pháp.
• Trong trường hợp khẩn cấp, ta có thể báo cáo bằng miệng.
• Nếu nội dung phức tạp khó hiểu, ta có thể dùng đồ thị, đồ họa, hình vẽ….để miêu tả cho dễ hiểu.
 Phương pháp báo cáo không tốt:
• Ngẫu hứng, thiếu chính xác
• Ít thông tin
• Văn phong thiếu tôn trọng
• Chỉ hỏi và tham khảo

 2. RENRAKU: LIÊN LẠC
Trong Horenso, liên lạc là khó nhất. Việc liên lạc luôn luôn liên quan đến yếu tố thời gian. Đôi khi, bạn muốn liên lạc để nhắc nhở sếp phải thực hiện đúng thời hạn của khách yêu cầu, nhưng sếp đang quá bận rộn, hoặc ông ấy không quan tâm, thì bạn phải làm sao?
XIN LỖi là cách nhanh nhất để liên lạc với sếp. “Xin lỗi sếp, nhưng em phải báo với sếp vấn đề này...”. Bạn phải cho sếp biết mình đã xác nhận thời hạn thực hiện yêu cầu của khách hàng, nhắc lại yếu tố thời gian cho sếp.
2.1. Phương pháp liên lạc tốt:
• Đối với việc đơn giản hay cần gấp thì có thể liên lạc bằng miệng, điện thoại, fax… và chỉ nói những điểm cần thiết.
• Đối với việc cần thông báo với nhiều người: có thể sử dụng cuộc họp buổi sáng, cuộc họp kết thúc trong ngày hoặc dùng bản tin nội bộ công ty để thông báo.
• Những viêc liên quan tới phương châm, cải tiến chất lượng, rút kinh nhiệm lần sau...thì nên sử dụng văn bản để liên lạc.
2.2. Phương pháp liên lạc không tốt:
• Truyền đạt dài dòng, khó hiểu.
• Nói về những việc không liên quan tới công việc hiện tại.
• Mất quá nhiều thời gian (bạn nên suy nghĩ nội dung liên lạc và căn thời gian cho phù hợp).
• Liên lạc quá chậm hoặc ngẫu hứng.

 3. SODAN: BÀN BẠC
Đây chính là điểm then chốt để các bạn có thể giải quyết các công việc của mình một cách hiệu quả nhất. Các bạn nên nhớ không một cá nhân nào có một kiến thức hoàn hảo. Vì vậy, hỏi ý kiến của nhau, đóng góp ý kiến của mình chính là góp thêm một góc nhìn khác cho vấn đề nêu ra. Và điều quan trọng là bạn chọn được phương án tối ưu cho vấn đề của mình.
3.1. Cách bàn bạc tốt:
• Bao gồm nhiều cá tính, phong cách.
• Ghi nhận các ý kiến.
• Khuyến khích mọi người nói.
• Có mục đích rõ ràng.
• Có quyết định cuối cùng, mọi người tuân thủ theo quyết định.
3.2. Cách bàn bạc không tốt:
• Bao gồm những người có quan điểm và cách làm giống
nhau.
• Không ghi nhận ý kiến của nhau.
• Bác bỏ ngay lập tức.
• Không ai biết mục đích bàn bạc.
• Không ra quyết định cuối cùng.
• Mỗi người làm một hướng.
 
                                                                                                                                     ( ST)
 
Tin tức khác
tìm kiếm

Giới thiệu về QTS Việt nam

Lời đầu tiên, Công ty Cổ phần Công nghệ QTS Việt Nam xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng cùng lời chúc sức khỏe và thành công.
Công ty Cổ phần Công nghệ QTS Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, triển khai lắp đặt, các dự án Công nghệ thông tin, truyền thông cho các đơn vị, tổ chức, khối cơ quan hành chính nhà nước, khối sự nghiệp, khối doanh nghiệp…